Sơ Đồ Và Ý Nghĩa Cách Bố Trí Tượng Phật Trong Chùa Miền Nam
Cách bài trí các tượng chư Phật, chư Bồ Tát, ở trong chùa có công thức và ý nghĩa rõ ràng, nhưng vì xưa nay không có sách vở nào ghi chép cho tinh tường nên dễ gây kho hiểu cho những người ít am hiểu Phật giáo và lúng túng khi đến thăm quan Chùa.
Phần nhiều các chùa bài trí theo nguyên tắc: Tiền Phật, Hậu Linh. Ở trước Chánh Điện thờ Phật, Hậu Liêu thờ Linh, Án giữa thờ Tổ, Án tả hữu dành cho những ân nhân nhà chùa và vong linh ký tự; có nơi vì chật hẹp không có phía sau phải thờ hai bên căn trước.
Chùa tại Việt Nam hầu hết theo phái Đại thừa (Bắc tông) nên có nhiều Tôn tượng. Thông thường mỗi chùa có từ hai đến hàng chục Tôn tượng, có nơi thờ hàng trăm Tôn tượng. Tổ Đình Giác Lâm tại TP. Hồ Chí Minh có 113 pho, Chùa Vạn Phước ở Bà Rịa Vũng Tàu có 24 pho, Chùa Già Lam Cổ Tự ở Hậu Giang có 145 pho, Chùa Mía ở Sơn Tây có 287 pho tượng, chùa Trăm Gian ở Hà Đông có 153 pho,... Các Tôn tượng thường bài trí theo Bộ, nơi thêm Bộ này nơi bớt Bộ kia, phụ thuộc nhi& #7873;u vào diện tích của Chính điện.
Chùa Miền Nam và thường thờ Tổ ngay trong không gian thờ Phật.
Một số ngôi chùa Nam Tông chỉ tôn đức Thích Ca trên Phật điện và các vị A la hán dưới hình dạng người Ấn Độ.
Những ngôi chùa Nam Bộ là những không gian phong phú gây lên ấn tượng thiêng liêng về Phật cứu độ chúng sinh, về luân hồi chuyển kiếp, về ở hiền gặp lành.