“Cúng Rằm Tháng Giêng” Lễ Tết Nguyên Tiêu (15
là ngày cúng rằm đầu tiên của một năm mới. Do đó mọi người rất chú trọng đến việc cúng gia tiên tại nhà vào ngày này để cầu mong Bình An và Tài Lộc. Vào ngày rằm tháng giêng này, người Việt và Người Hoa thường đi chùa lễ Phật cầu một năm mới An Lành, Phát Lộc và Giải hạn cho gia đình.
Cúng Rằm tháng Giêng là một trong những lễ khấn cúng quan trọng của Phật giáo so với thì ngày rằm đầu tiên của năm mới lại trùng với Lễ Thượng Nguyên, Tết Nguyên Tiêu nên đây cũng là thời điểm thích hợp nhất để xem boi cầu nguyện an lành cho cả năm, Cầu Tài Lộc và cúng sao giải hạn.
Theo văn hóa tín ngưỡng của Người Việt và Người Hoa thì Ngày 15/1 âm lịch hay còn gọi là ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng của người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng. Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. "Nguyên" là thứ nhất, "tiêu" là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười) nữa đó các bạn nhé!
là những câu thành ngữ nói lên tầm quan trọng của ngày rằm tháng Giêng, Lễ Tết Nguyên Tiêu này. Vào ngày này người Việt và Người Hoa thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên tại nhà để cầu mong những điều tốt lành, tài lộc cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên không nhiều người biết đến ý nghĩa cũng như nghi thức khấn cúng của Rằm tháng giêng này!
Trong dân gian tương truyền rằn, Cúng rằm tháng giêng ( Tết Nguyên Tiêu) được hiểu một cách đơn giản là lễ cúng rằm lớn vào ngày 15/1 âm lịch đầu năm. Một là lễ cúng khởi năm đón lộc cầu may. Hai là tết ăn lại (tết bù) cho nhà nào dịp Tết Nguyên đán có người đau yếu, tang ma không kịp ăn tết, nay khỏe mạnh trở lại, mọi người thư thả thì ăn bù, đi chúc tết lại nhau một cách cởi mở, không phải kiêng khem gì. Lễ thứ ba là cúng sao giải hạn, cầu bình an
Văn hóa tín ngưỡng tâm linh của Người Việt Và người Hoa thì cho rằng . Với một số nhà tâm linh, ngày này còn là ngày vía thiên quan nên các đền chùa làm lễ cầu an, trong dân chúng đây là dịp lên chùa cúng dâng sao giải hạn (hoặc cúng tại nhà), giải trừ tai ách, cầu nguyện an lành. Vào Rằm tháng Giêng, nhiều chùa lập đàn, tụng niệm và hồi hướng công đức đầu năm, mong cầu phát sinh an lành, hạnh phúc. Do đó, từ sau Tết Nguyên đán, ngày 14 hoặc chính rằm 15, người dân 273;ã tấp nập đến chùa lễ Phật, cầu bình an, khoẻ mạnh, hạnh phúc... cho cả năm.
Còn Theo Phật giáo, ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng là ngày của Phật, Phật tử đến ngày đó thường phải đi lễ chùa. Đêm rằm tháng Giêng là đêm (Tiêu) đầu tiên (Nguyên), nhiều người tin rằng đây là đêm Phật Tổ giáng lâm nên rằm tháng Giêng thường là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn...
ngày rằm tháng Giêng còn được coi là ngày vía của đức phật A Di Đà, mà trong Phật giáo, đức phật A Di Đà là giáo chủ ở cõi Tây phương cực lạc. Là một vị phật gắn với tương lai tốt đẹp, huy hoàng, không có khổ đau. Phái Tịnh độ tông chủ trương khuyên quần chúng chú tâm tụng niệm danh hiệu phật A Di Đà để khi chết đi được vãng sanh vào cõi Tây phương cực lạc của đức phật này. Bởi thế nên cúng cả năm cũng không bằng rằm tháng giêng là nh& #432; vậy.
Rằm tháng Giêng còn là lễ thượng nguyên, là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
, Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng thứ nhất điều này có liên quan đến quan niệm coi trọng cái ban đầu. Người Việt cho rằng phàm làm bất kỳ điều gì hễ đầu xuôi thì đuôi lọt. Bởi vậy trong những ngày đầu năm, đầu tháng, người dân Việt có tục cúng vái và kiêng kỵ rất hệ trọng, nhất là những người kinh doanh. Quan niệm đó lại được mở rộng ra, coi trọng cả tháng đầu năm là tháng giêng. Mà trong mỗi tháng có hai lễ tiết sóc vọng là ngày mồng một và hô ;m rằm. Ngày mồng một tháng giêng là tết Nguyên đán rồi cho nên rằm tháng giêng do đó cũng được coi trọng.
Cúng rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là một trong những lễ cúng quan trọng trong đời sống văn hoá tín ngưỡng của người Việt và người Hoa từ lâu đời. Dù giàu hay nghèo thì đến ngày này, mỗi một gia đình đều chuẩn bị một mâm cỗ cúng rằm tươm tất để mong một năm An Lành, Phát Lộc và Giải hạn cho gia đình.
Trả lời Tạp Chí Tiêu Dùng, Thượng tọa Thích Thanh Duệ cho biết Vào ngày Cúng rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) các gia đình thường sắm hai lễ đó là
Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau. Nhưng tựu chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn. Có hai dạng lễ cúng là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên).
Lễ vật dâng cúng PHẬT thường là hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu. Ngày nay, nhiều người dân cúng rằm tháng Giêng có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.
Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Cúng Phật thường có mâm lễ chay tinh khiết và hương hoa đèn nến. Phật tử có thể tụng một thời kinh Phổ Môn hoặc kinh Dược Sư trước bàn thờ Phật để cầu bình an cho gia đạo, hoặc dâng hương và đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật:
Cúng gia tiên là mâm lễ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn tinh khiết của ngày Tết. Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy. Ngoài ra còn có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã, rượu.
Tổng cộng là tròn 10 món. Những món ăn trong mâm cỗ cúng cũng thể hiện những ước mong riêng của người Việt. Bánh chưng tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài; thịt lợn đã chế biến thuộc về âm, dưa hành rau củ thuộc về dương, âm dương hài hòa tượng trưng cho sự phát triển. Ngoài ra trong mâm cỗ còn có thể có thêm cơm tẻ là lương thực hàng ngày. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở. Bát nước chấm đặt giữ ;a mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim.ư
Mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong năm mới.
Dù cỗ chay hay cỗ mặn, đối với người Việt, ngày rằm tháng Giêng luôn có vị trí trọng đại. Đây là dịp để tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên, cùng ước mong năm mới với nhiều may mắn, hạnh phúc sum vầy.
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ..............................................Tuổi:...............................................,
Ngụ tại:........................................................................
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm... ....gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ lại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia đạo chúng con được vạn sự an lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Theo ông bà ta quan niệm, mỗi năm mỗi người sẽ có một ngôi sao chiếu mệnh như Thái Bạch, Thái Dương, Mộc Đức, Vân Hán, Kế Đô, La Hầu, Thổ Tú, Thuỷ Diệu, Thái Âm.
Với các sao vận tốt thì tức nhiên sẽ có các sao mang vận xấu. Nếu ai đến năm bị sao vận chiếu mạng thì nên làm lễ dâng sao giải hạn để bớt hạn đi, bớt xui sẻo đi. Còn nếu ai được sao tốt chiếu nên làm lễ dâng sao nghinh đón để một năm gặp nhiều thuận lợi và may mắn, tài lộc nhé.
Dù bạn bị sao nào chiếu mệnh thì vào tối của ngày Rằm tháng Giêng ( Tết Nguyên Tiêu) , bạn nên sắm đủ phẩm vật, số lượng các đèn, nến tuỳ theo mỗi sao cần nghinh tiễn đế làm lễ cúng sao tại nhà. Bài vị cúng của mỗi sao được viết trên giấy, có màu tương ứng với ngũ hành của từng sao. Đồng thời bàn hương cúng dâng sao bạn nên đặt ở sân trước nhà hoặc trên sân thượng.
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm.................
Tín chủ (chúng) con là:.............................................., Tuổi ..............................................,
Ngụ tại:.........................................
- Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân
- Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân
- Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân
- Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân
- Văn Xương Văn Khúc tinh quân
- Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn
- La Hầu, Kế Đô tinh quân
Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.