Sau Khi Tiêm Phòng Cho Chó Bạn Cần Làm Gì ?
Những việc bạn cần làm sau khi tiêm phòng cho chó con ở là sự cách ly an toàn. Trong thời gian này cơ thể chó con bắt đầu kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể và sinh ra những phản ứng phòng vệ (chuyên môn gọi là: Đáp ứng miễn dịch). Nói dễ hiểu là cơ thể chó con đang tổ chức chiến đấu chống lại tác nhân bên ngoài. Do đó, trong thời gian này bạn cần phải tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho boss của mình. Nhớ là sau khi tiêm phòng cho chó con không được tắm khoảng 3 ngày.
CHỨC NĂNG HỆ THỐNG MIỄN DỊCH
Nguồn gốc miễn dịch
Nguồn gốc của các tế bào hệ thống miễn dịch xuất phát từ tế bào tủy xương. Khi tủy xương phát triển tức là các tế bào có chức năng miễn dịch được hình thành. Các tế bào này gồm có: đại thực bào, tế bào lympho, tế bào NK, tế bào ưa acid, tế bào ưa base. Các tế bào này được canh gác tại các cửa khẩu của cơ thể. Cửa khẩu của cơ thể chính là các hạch bạch huyết, lách, tuyến ức, các mảng Peyer's ở ruột.
Chức năng - nhiệm vụ
Nhiệm vụ của chúng là bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài. Các tác nhân bên ngoài là các mầm bệnh, các "vật lạ" (những chất hay tế bào không tự sinh ra trong cơ thể như: Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng...).
Hệ thống này hoạt động như sau: vật lạ sẽ bị bắt bởi đại thực bào. Đại thực bào phân tích các yếu tố nhận diện vật lạ cho tế bào lympho nhận diện. Tế bào lympho sẽ nhớ những yếu tố nhận diện vật lạ này. Sau đó tế bào lympho tạo kháng thể bắt lấy yếu tố nhận diện vật lạ. Cuối cùng, tế bào ưa acid, ưa base sẽ tiêu hủy yếu tố vật lạ này.
Trong quá trình hình thành kháng thể cần có thời gian và sinh ra nhiều phản ứng sinh hóa. Đó chính là thời gian hoạt động của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do đó cơ thể chó sẽ có những cơn sốt nhẹ. Những phản ứng phụ sau khi tiêm phòng cho chó như: vùng tiêm sưng đỏ tấy lên, lười vận động, kén ăn, sốt, bồn chồn,... Những biểu của cơ thể chó phản ứng phòng vệ với tác nhân vật lạ.
SAU KHI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ - HỆ THỐNG MIỄN DỊCH KÍCH HOẠT
Sau khi tiêm phòng nên cách ly chó con với các loài động vật khác khoảng 21 ngày. Sau thời gian này cơ thể đã hình thành các kháng thể bảo hộ. Cơ chế tiêm phòng chủ động sẽ tạo cho cơ thể chó con dòng tế bào ghi nhớ các tác nhân gây bệnh.
Bạn có biết khi mua chó, người bán chó đã tiêm phòng rồi mà chó vẫn bị mắc bệnh không? Mặc dù trong sổ khám bệnh họ có dán tem tiêm phòng bệnh nhưng chó vẫn mắc bệnh là do họ thiếu kiến thức về miễn dịch.
Với số lượng chó nhiều, khi chó con đến tuổi họ tiêm phòng cho chúng nhưng không có sự cách ly. Khi chó con tiếp xúc với nhau, nếu chẳng may có một con bệnh thì sẽ lây bệnh cho cả đàn. Đôi khi chính bác sỹ thú y cũng quên nhắc nhở khách hàng có biện pháp bảo vệ sau khi tiêm. Con số 21 ngày là ngưỡng an toàn. Chó của bạn vượt qua được giai đoạn này sẽ tránh được một số bệnh nguy hiểm.
NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM SAU KHI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ
- Massage vùng da bị tiêm để tránh áp xe.
- Nên để chó cách ly với các động vật khác trong 21 ngày. Để tránh tiếp xúc mầm bệnh với chó khác hay khu vực có chứa mầm bệnh.
- Chỗ ở yên tĩnh, tránh tiếng ồn.
- Có nhiều nước cho chó uống giải nhiệt.
- Chế độ ăn uống bình thường. Nếu được bổ sung thêm các dinh dưỡng, khoáng chất để tái tạo lại tế bào.
- Tránh vận động mạnh trong 3 ngày.
Trường hợp hiếm với những chó bị dị ứng vaccine. Sau khi tiêm vaccine chó phản ứng mạnh như: thở khó và mạnh, nôn ói, ngứa nổi mề đay, huyết áp thấp (nhìn qua màu sắc của lưỡi thấy nhợt nhạt),... Lập tức đưa đến bác sỹ thú y để tiêm thuốc chống dị ứng như: Cortisone, Epinephirine...thuốc kháng viêm NASIDs. Nếu bạn ở vùng sâu vùng xa thì nên đến nhà thuốc hoặc trạm xá của người để xin mua thuốc có chứa thành phần trên, rồi nghiền ra pha với nước. Dùng phần nhựa ống tiê ;m bơm trực tiếp vào miệng chó. Sau đó chuyển đến phòng khám thú y để tiếp tục truyền dịch điều trị.
CÂU CHUYỆN THỰC TẾ Ở TRẠI CHÓ HÓC MÔN - TPHCM
Mình xin chia sẻ câu chuyện xảy ra ở trại chó Hóc Môn. Chó trong trại đến tuổi chích ngừa và nhân viên kỹ thuật chăm sóc chó tại trại đó thực hiện tiêm phòng cho đàn bec giê.
Sau khi tiêm phòng không có cách ly giữa các con chó với nhau. Nhân viên kỹ thuật này nói với chủ trại: ''Chó con cùng một lứa đẻ không cần phải cách ly với nhau''. Kết quả là cả đàn chó bec giê nhiễm bệnh và chết cả đàn. Nhân viên kỹ thuật này lại đổ lỗi là do vaccine bảo quản không tốt nên mới có thiệt hại này. Là do chất lượng vaccine kém.
Tôi đồng ý vaccine có tỷ lệ sai xót. Nhưng tỷ lệ này rất thấp, xác suất xảy ra là không quá lớn. Với lại vaccine trước khi ra thị trường đều do chi cục thú y kiểm tra. Họ lấy mẫu kiểm định rồi xuất giấy thông hành cho phép bán trên thị trường. Hầu hết các công ty nhập vaccine là công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam và được nhà nước quản lý.
Qua đó cho thấy, tiêm phòng vaccine cần có thời gian để hình thành kháng thể bảo hộ. Sự cách ly rất quan trọng trong giai đoạn sau khi tiêm phòng. Cách ly không phải là nhốt tất cả chó chung một chuồng mà là hạn chế tiếp xúc giữa mỗi con chó với các khu vực có chứa nguồn bệnh. Có nghĩa là không nhất thiết phải bỏ vô chuồng, chỉ cần đặt chúng ở trong khu vực an toàn.
sẽ đem lại giá trị cho cộng đồng. Bài viết này mình xin chia sẻ kiến thức cho mọi người góc nhìn của y học. Mục đích truyền tải cho người nuôi chó và người kinh doanh lĩnh vực thú cưng hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm phòng đúng cách. Góp phần xây dựng văn hóa yêu thương cho động vật ở Việt Nam.
Với thông điệp:
Bài viết số:11
BSTY - Hồ Minh Hoàng