Cách Bốc Bát Hương Thổ Công Nhà Mới Đúng Lễ Nghi Cho Chủ Nhà
Bát hương là biểu hiện của sự tâm linh và cũng là tín ngưỡng văn hóa từ ngàn đời này của người Việt ta. Do đó, việc bốc bát hương và vấn đề thờ cúng luôn cần phải chu đáo, đúng thứ tự, có như thế mới thể hiện đúng lòng thành kính với tổ tiên và các bậc bề trên.
Tổng quan bốc bát hương
Khi về nhà mới việc đầu tiên chúng ta cần làm chính là bốc bát hương thổ công và bốc bát hương gia tiên. Tuy theo từng loại bát hương mà sẽ có cách bốc cũng như chuẩn bị lễ vật khác nhau.
Trước tiên việc bốc bát hương cần được thực hiện bởi người đàn ông có vai vế lớn nhất trong nhà. Quy trình bốc bát hương vốn nhiều khâu chuẩn bị, vì thế khi có ý định bốc bát hương bàn thờ thổ công, gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ vào hôm trước. Ngày hôm sau sẽ tiến hành bốc bát hương vào đúng giờ đẹp nhất cho kịp thời khắc hoàng đạo.
Bát hương chính là sự kết nối giữa người âm và dương, việc thờ cúng cũng chính là một nét đẹp được duy trì bao đời của dân ta. Điều này thể hiện sự thành tâm của con cháu tới dòng họ. Do đó, việc bốc bát hương thờ cúng là một việc không thể xem nhẹ.
Ý nghĩa của việc bốc bát hương
Theo quan niệm của người xưa, việc tự bốc bát hương mang một ý nghĩa rất lớn, hành động này cho thấy sự thành tâm con cháu đối với gia tiên và các vị thần linh bằng cách dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, không để bị uế tạp. Điều này cũng giúp cho việc thờ cúng trở nên linh thiêng hơn.
Trong bát hương có những gì?
Theo hướng dẫn tự bốc bát hương đúng chuẩn thì bát hương được bốc cần có 1 bộ dị hiệu, gồm bộ thất bảo và tờ hiệu và tro bếp. Tờ hiệu dùng để viết tên gia chủ và tên người được thờ. Tờ này thường được bán kèm với bát hương. Ngoài tên tuổi, gia chủ cũng cần ghi rõ địa chỉ nơi mình đang sinh sống.
Đối với bộ thất bảo trong đó gồm 7 thứ quý giá như: vàng, bạc, mã não, san hô, hổ phách, xà cừ, trân châu. Tuy nhiên bộ thất bảo được bán kèm bát hương chỉ mang ý nghĩa tượng trưng là chính. Tất cả những thứ này cần được gói vào trong tờ giấy và để dưới đáy bát hương.
Đối với tro nếp, chúng ta cũng có thể mua sẵn hoặc với những nhà nào có cây lúa nếp phơi khô, đốt cháy hoàn toàn, sau đó sàng qua để tro thật mịn rồi cho vào bát hương. Về cơ bản, cách bốc bát hương tại nhà đã hoàn tất, gia chủ có thể đem bát hương đặt trên bàn thờ gia tiên.
Bát hương không linh là như thế nào?
Thực chất để biết bát hương có linh hay không thì chỉ những người có công quyền năng mới kiểm tra được. Theo đó, người này sẽ mời người được thờ về, nếu không thấy về sẽ dùng công quyền năng để hỏi.
Hướng dẫn cách bốc bát hương đúng lễ nghi
Sẽ tùy theo từng văn hóa vùng miền, quan niệm thờ cúng của mỗi gia đình mà cách bốc bát hương cũng có những thay đổi nhất định. Tuy nhiên về cơ bản nghi lễ bốc bát hương thường được bốc như sau:
Vật dụng cần chuẩn bị
Đầu tiên chính là bát hương, số lượng và kích thước sẽ tùy theo mỗi gia chủ. Thông thường sẽ thờ 5 bát.
Tro nếp: Tro này để cho vào bát hương, có thể mua ở cửa hàng đồ thờ hoặc tự đốt tro nếp tại nhà.
Tờ hiệu: Một tờ giấy vàng dùng ghi tên tuổi, địa chỉ
Bộ Thất Bảo gồm: Vàng, bạc, ngọc, xà cừ, san hô đỏ, thạch anh, mã não.
Gói thạch anh ngũ sắc: Giấy trang kim, chỉ ngũ sắc, gừng, rượu trắng, gói ngũ vị hương, trầm hương …
Sắm đồ lễ: Hương hoa, lễ quả, bánh kẹo, trầu cau
Tẩy uế cho bát hương, bộ thất bảo, thạch anh vụn ngũ sắc
Bát hương khi mua về bắt buộc phải được tẩy uế bằng gừng. Gừng dùng để tẩy bát hương phải được rửa sạch, giã nhỏ cho vào trong rượu trắng, lọc lấy nước và dùng nước đó để lau bát hương. Nếu muốn nhanh hơn, bạn cũng có thể dùng gói ngũ vị hương ngâm trong nước nóng, sau dùng chính nước ngũ vị hương để tẩy uế cho cả bát hương và ban thờ.
Khi tẩy uế bát hương cần dùng 1 chiếc khăn sạch tẩy từ trong ra ngoài. Khi tẩy xong cần để bát hương nơi sạch sẽ, phơi khô. Tiếp theo cần tẩy uế cho bộ thất bảo và thạch anh vụn ngũ sắc. Tất cả tẩy xong đều cần được để khô tự nhiên.
Quy trình tự bốc bát hương, tự bốc bát nhang
Trước khi bắt tay và bốc bát hương, gia chủ cần ăn mặc chỉnh tế và rửa tay sạch sẽ và thực hiện các bước như sau:
Rải một lớp thạch anh ngũ sắc xuống đáy bát hương và đặt bộ di hiệu đã được gói sẵn dưới đáy.
Bắt đầu bốc tro bỏ vào bát hương, vừa bốc vừa đếm theo vòng Sinh – Lão – Bệnh – Tử và căn sao cho nắm tro cuối cùng dừng lại ở chữ Sinh là tốt nhất.
Kết thúc các bước bốc bát hương nhập trạch, gia chủ cần dùng khăn sạch, lau tro bám bên ngoài bát hương và đặt lên bàn thờ. Lúc này đặt nén hương vào giữa bát hương, khói hương sẽ lan tỏa để tẩy uế cho toàn bộ bát hương.
Đặt bát hương lên bàn thờ
Khi đặt bát hương lên trên bàn thờ, gia chủ cần hướng mắt rồng về phía trước. Bát hương khi đã đặt không được xê dịch nếu có thay đổi hoặc lau dọn cần khấn vái và xin phép bề trên. Việc làm bát hương xê dịch là điều không tốt, sẽ mang lại xui xẻo cho gia chủ và khiến việc thờ cúng không được linh.
Gia chủ chỉ nên xê dịch những đồ gồm: lọ hoa, chén nước đỉnh đồng, đèn,… Theo quan niệm tín ngưỡng từ xưa, tại gia đình chỉ nên thờ bát hương quan thần linh, gia tiên, bà cô hoặc ông mãnh. Còn với bát hương thần tài phù hợp đặt tại các các cửa hàng, địa điểm kinh doanh với mong muốn cầu mong tài lộc, giúp mọi chuyện làm ăn trở lên dễ dàng.
Gia chủ cần lưu ý, thời điểm bốc bát hương có thể vào bất cứ thời gian nào trong năm nhưng lý tưởng nhất là bốc bát hương vào mùa xuân với mong muốn mọi sự tươi tốt, mang lại lốc lá cho gia đình.
Sắm lễ và văn khấn thay bàn thờ, bốc bát hương
Lễ vật là thứ không thể thiếu khi tiến hành bốc bát hương. Tùy theo điều kiện, đặc thù từng nơi mà bạn lựa chọn các lễ vật sao cho phù hợp và tươm tất nhất có thể.
Sắm lễ
Lễ bốc bát hương về nhà mới gồm có gà lễ (gà trống), 1 đĩa xôi trắng, 1 chai rượu trắng, 5 quả trứng gà ta để sống. 3 lá trầu, quả cau, 3 chén trước. Mâm ngũ quả, tốt nhất là chọn quả theo mùa.
1 đĩa gạo muối, 1 lạng chè ngon, 1 bao thuốc lá. 1 đinh vàng hoa, 5 lễ vàng tiền, 1 bộ quần áo quan thần linh đỏ, hia, mũ, ngựa đỏ, kiếm trắng. Cùng một mâm cơm có đủ các món xào, canh, luộc…
Mọi thứ mua về cần được làm sạch, đồ sống luộc chín và bày biện lên trên bàn thờ sao cho đẹp nhất có thể.
Văn khấn bốc bát hương cho gia tiên
Bước cuối cùng trong quy trình bốc bát hương về nhà mới chính là đọc văn khấn. Bạn có thể tham khảo và đọc văn khấn theo mẫu sau:
Nam mô a di đà phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời mười phương chư phật, chư phật mười phương. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày … tháng … năm …
Tên con là …………………….
Ngụ tại …………………………….
Hôm nay ngày lành tháng tốt, con xin quan thần linh, gia tiên nội ngoại, bà cô ông mãnh dòng họ (…) cho con được làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới) để thờ cúng gia tiên nội ngoại bà cô ông mãnh dòng họ (…) tại gia.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại, bà cô ông mãnh sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới) , kính xin các cụ chứng tâm chứng lễ về phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an.
Con là người trần mắt thịt, con ăn chưa sạch, bạch chưa thông, còn nhiều lầm lỗi. Con xin gia tiên nội ngoại, bà cô, ông mãnh xá lầm lỗi cho con, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu.
Con Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật! (3 lạy)